This is default featured slide 1 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by BTemplates4u.com.

This is default featured slide 2 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by BTemplates4u.com.

This is default featured slide 3 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by BTemplates4u.com.

This is default featured slide 4 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by BTemplates4u.com.

This is default featured slide 5 title

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam. blogger theme by BTemplates4u.com.

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Đòn đá căn bản trong taekwondo-đá số 4


Đòn đá căn bản trong taekwondo-đá ngang


Đòn đá căn bản trong taekwondo-đá vòng cầu


Đòn đá căn bản trong taekwondo-front kick


Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Tầm quan trọng của khởi động trước khi tập luyện



I / Đặc điểm sinh lý của các trạng thái  Sự cần thiết phải khởi động trước khi tập luyện thể thao

A) Trạng thái khởi động 

B) Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai : 

II / Phương pháp tiến hành một buổi tập 

A) Khởi động : 

Khởi động được chia ra làm 2 phần :
a) Khởi động chung :
Khởi động chung nhằm mục đích động viên kích động cơ thể , làm cân bằng trạng thái chức năng của các cơ quan nội tạng với chức năng của các cơ quan vận động , để phát huy tối đa năng lực hoạt động của cơ thể .
Khởi động chung là làm cho cơ bắp từ từ nóng lên ( bằng các động tác thể dục tay không như : tay , lườn , bụng , vặn mình , chân , toàn thân , nhảy , chạy nhẹ nhàng , hay bằng xoa bóp … ) ; làm cho các khớp được dẻo ra và linh hoạt hơn ( bằng cách xoay các khớp : cổ tay , cổ chân , gối , hông , vai , khuỷa , và khớp cổ ) , tiếp theo là các động tác căng các cơ …
b) Khởi động chuyên môn :
Khởi động chuyên môn nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích ứng được với cường độ hoạt động chuyên môn và đặc điểm của các môn thể thao khác nhau , gồm các động tác có biên độ , cường độ , mang tính nhịp nhàng , nhịp điệu giống như các hoạt động trong tập luyện hoặc thi đấu .

B) Trọng động (Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai):

Đây là phần chính của buổi tập , bằng cách thông qua các bài tập , phần này sẽ bao gồm các nội dung cần được huấn luyện , đó là :
- Kỹ thuật động tác
- Chiến thuật
- Thể lực ( khối lượng , cường độ )
- Tâm lý thể thao
Hồi phục , hồi tỉnh
Khi tham gia tập luyện hoặc thi đấu , cơ thể sẽ đi dần vào mệt mỏi do trong quá trình vận động cơ thể bị tiêu hao năng lượng , để cơ thể có thể trở lại trạng thái bình thường , ngay sau buổi tập , người tập phải tiến hành những bài tập thả lỏng để hồi phục như : chạy chậm , đi bộ kết hợp với hít thở sâu , thực hiện các bài tập căng cơ … Thời gian thả lỏng hồi phục phải tỷ lệ tương ứng với ( tính chất của buổi tập ) thời gian – khối lượng – cường độ khi tập luyện .
Người tập cần phải thả lỏng tích cực , có nghĩa là cần phải kết hợp với nghỉ ngơi ( giải trí). Khi cơ thể bắt đầu hoạt động chính thức ( vào khoảng 5′-6′ ) người tập có thể cảm thấy tức ngực , khó thở , động tác chậm lại , cảm thấy chân nặng nề , giảm sút hưng phấn nên dễ bị dao động về mặt tâm lý muốn bỏ cuộc .
- Nguyên nhân : Do chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng ( tim , phổi , gan … ) chưa đáp ứng được với cường độ hoạt động của cơ bắp , do vậy việc cung cấp oxy không đầy đủ và tích luỹ acid lactic trong máu nhiều , đưa đến sự rối loạn hoạt động của hệ hô hấp cà hệ tuần hoàn ( nhịp thở , nhịp tim , dòng chảy của máu .. )
- Cách khắc phục : Đối với VĐV có kinh nghiệm thường họ kiên trì hoạt động kết hợp hít thở sâu , thả lỏng vai và chân sẽ vượt qua được giai đoạn cực điểm ( chỉ sau một thời gian ngắn ) VĐV đó sẽ trở lại trạng thái bình thường , đó gọi là trạng thái ” hô hấp lần hai ” .
Trạng thái cực điểm và hô hấp lần hai phụ thuộc vào trình độ huấn luyện . Trình độ huấn luyện càng cao thì trạng thái cực điểm không xuất hiện , bởi vì khả năng điều tiết ( nhanh ) giữa chức năng các cơ quan nội tạng và cơ quan vận động là tối ưu .
                                                                                                                      (Nguồn: taekwondo.vn)

Bài quyền số 8 Taekwondo



Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Gon)
Thái cực Khôn cung quyền

Quẻ Khôn (Gon, đất) tượng trưng cho đất, là nguồn sống của vạn vật và cũng là nơi vạn vật nảy nở trong sự phát triển vô tận. Đây là bài quyền cuối cùng của hệ thống 8 bài căn bản trong các "cấp", chuẩn bị cho môn sinh Taekwondo thi lên "đẳng", phản ánh sự hoàn thành bước đầu để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bài cũng biểu thị những nguyên lý về sự sinh trưởng của đất đai qua 24 chiêu thức, với những kỹ thuật như Oesanteul-makki (đỡ đồng thời hai tay hạ đẳng và thượng đẳng), Doobaldangsang-apchagi (đá bay tống trước) kết hợp những động tác nhanh mạnh và động tác diễn đạt thật chậm.

Bài quyền số 7 Taekwondo



Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Gan)
Thái cực Cấn cung quyền

Áp dụng nguyên lý của Cấn ( Gan, Núi) biểu thị một sự ngưng lại, trầm tĩnh trên đỉnh cao. Bằng 25 chiêu thức, bài nhấn mạnh các kỹ thuật di chuyển nhanh kết hợp với những kỹ thuật tạo điểm dừng bước trong sự kiểm soát bằng beom-seogi (hổ tấn), eotgeoreo-arae-makki (đỡ chéo 2 tay hạ đẳng), đá tạt vào lòng bàn tay thật nhanh sau đó phối hợp với đòn đánh chỏ ngang khi trụ vững trung bình tấn